Mô hình của YouTuber – YouTube - MCN và vai trò của từng bên
14:15 05/03/2019
YouTuber là người sản xuất nội dung – đăng tải các video lên trang YouTube nhằm mục đích chia sẻ nội dung và/hoặc kiếm tiền. Còn YouTube là nền tảng chia sẻ video. Trên nền tảng của mình, YouTube đã đề r...
YouTuber là người sản xuất nội dung – đăng tải các video lên trang YouTube nhằm mục đích chia sẻ nội dung và/hoặc kiếm tiền.
Còn YouTube là nền tảng chia sẻ video. Trên nền tảng của mình, YouTube đã đề ra các quy định hoạt động cho YouTuber và MCN đặc biệt là về nội dung.
MCN - Multi-Channel Network hay còn gọi là “mạng” hoặc “Mạng đa kênh” là các nhà cung cấp dịch vụ của bên thứ ba liên kết với nhiều kênh YouTube để cung cấp dịch vụ, có thể bao gồm cả tăng lượng người xem, dựng chương trình nội dung, cộng tác với người sáng tạo, quản lý quyền kỹ thuật số, kiếm tiền và/hoặc bán hàng.
Vai trò của MCN
Vậy thì vai trò cụ thể của MCN là gì? MCN được hiểu đơn giản là 1 công ty tập hợp được nhiều YouTube Partner và công ty này có thể liên hệ trực tiếp với YouTube về các vấn đề bản quyền, kinh doanh, quảng cáo, phát triển kênh… Thực tế là, MCN có thể phải thường xuyên họp với YouTube để cập nhật các chính sách mới.
Đối với các YouTuber thì MCN đem lại cho họ rất nhiều quyền lợi: giúp marketing và quảng bá nội dung của đối tác để tăng lượng người xem, có thể dễ dàng tiếp cận các nhãn hàng để nhận thêm tài trợ. Đặc biệt, MCN luôn sẵn sàng bảo vệ bản quyền cho nội dung của các YouTuber/channel liên quan đến vấn đề quản lý kênh và hỗ trợ tư vấn các vấn đề kĩ thuật, thanh toán. Còn hỗ trợ các YouTuber về nguồn lực như truy cập miễn phí các thư viện nhạc, công cụ phát triển kênh mà các YouTuber ngoài Networks sẽ không tiếp cận được.
MCN vô hình chung là sự xuất hiện công bằng để tạo một cộng đồng cho các YouTubers để giao lưu, hợp tác và cùng phát triển.
Các khó khăn của MCN phải đối mặt
Tuy nhiên, YouTuber khi tham gia MCN chỉ cần chia lợi nhuận và đồng ý với các chính sách của MCN nhưng vấn đề mà các MCN thường gặp phải lại nghiêm trọng và căng thẳng hơn nhiều để có thể bảo vệ các YouTuber trực thuộc họ.
Đầu tiên là vấn đề kiểm duyệt nội dung, các MCN đều có tiêu chuẩn đầu vào phải phù hợp với các chính sách của YouTube nhưng có các trường hợp kênh YouTube đủ điều kiện tham gia sau đó đổi hướng hoặc bán lại cho người khác làm nội dung không phù hợp khiến các MCN phải tiến hành rà soát nội dung liên tục để phát hiện và xử lý các kênh vi phạm. Bên cạnh đó vì YouTube thường xuyên thay đổi chính sách khiến các MCN cũng phải thay đổi liên tục để để phù hợp với những chính sách mới này.
Đào tạo đội ngũ quản lí, nhân sự có chuyên môn cao đáp ứng được những yêu cầu của công việc và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng cũng là một thách thức ở những MCN có quy mô lớn.
Ngoài các vấn đề nội bộ với YouTube thì mức độ cạnh tranh giữa các MCN với nhau rất khốc liệt cũng chính là một khó khăn mà bất kì hệ thống MCN nào cũng gặp phải. Các MCN cạnh tranh với nhau để thu hút bằng nhiều hình thức, kể cả không lành mạnh.
Bài viết mới
Xem tất cả bài viếtThông báo
CEO Vân Hạnh và khát vọng định hình tiêu chuẩn "premium" cho show truyền hình Việt
“Bọn chị nói với nhau: Hãy chiến vì màu cờ sắc áo. Không thể để cho nước bạn nói rằng một chương trình hay mà mang về Việt Nam lại làm thành như thế này.”
Thông báo
Tập đoàn YeaH1 đón cột mốc tuổi 18
Tập đoàn YeaH1 đón cột mốc tuổi 18 (12/09/2006 - 12/09/2024).
Thông báo
Chiến lược ‘Bản địa hoá' của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, mỗi công diễn đều cài cắm các yếu tố văn hoá Việt Nam
Chương trình "Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai" đang gây sốt trên mạng xã hội với những màn trình diễn đầy mãn nhãn và sáng tạo dù chương trình sắp sửa đi đến hồi kết. Không chỉ đơn thuần là một chương trình...